Du lịch Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản
Du lịch Nhật Bản

Phong cách sinh hoạt ăn uống của người Nhật

Ai cũng biết, người dân Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới mà phần lớn bí quyết nằm ở ăn uống lành mạnh. Phong cách ăn uống của người Nhật như thế nào? Công ty Viet Viet Tourism chia sẻ với các bạn, những người quan tâm tới Nhật Bản. Hy vọng những chia của Viet Viet sẽ giúp các bạn hiểu và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng người Nhật Bản.



Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật

Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trè cho bữa sáng. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Một bữa ăn truyền thống bao gồm có cơm, một món canh, các món ăn chính bao gồm thịt, cá và rau. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích (Hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.

Bàn ăn và cách ngồi ăn:

Tại Nhật Bản, một số nhà hàng và các quán ăn nhỏ thường để khách ngồi ăn ở một bàn thấp và đệm trên sàn tatami, chứ không phải là ghế và bàn cao theo phong cách phương Tây.

Hầu hết người phương Tây không thể ngồi lâu trên sàn nhưng ở Nhật Bản ngồi thẳng đứng trên sàn là rất phổ biến trong nhiều tình huống. Ví dụ như trong bữa ăn truyền thống hay trong một buổi trà lễ và các sự kiện truyền thống khác. Cách ngồi chính thức cho cả nam và nữ là quỳ gối (seiza). Những người chưa ngồi quen theo kiểu này có thể sẽ không thoải mái sau một vài phút. Thường thì trong tình huống này, những người đàn ông sẽ ngồi bắt chéo chân, trong khi phụ nữ sẽ để cả hai chân sang một bên.

Tại Nhật Bản, bạn hãy nói "itadakimasu" ("Tôi cảm ơn") trước khi ăn và "gochisosama (deshita)" ("Cảm ơn bạn đã cho tôi bữa ăn") sau khi kết thúc bữa ăn.

Dùng đũa:

Các thao tác cầm đũa được Nam Á nêu như hình vẽ dưới đây:



Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói quen xấu.

Quy tắc uống:



Khi uống các đồ uống có cồn, hãy phục vụ nhau chứ không phải bạn chỉ phục vụ riêng mình. Thỉnh thoảng hãy xem ly của bạn bè và rót thêm đồ uống cho họ. Tương tự như vậy, nếu ai đó muốn rót thêm đồ uống cho bạn thì bạn hãy nhanh chóng nhận lấy sự giúp đỡ đó. Đừng bắt đầu uống cho đến khi tất cả mọi người tại bàn rót đồ uống cho nhau và mọi người cùng nâng ly.

Món ăn mà người Nhật thích



Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari.

Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?


Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”) bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568), và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào trước thời kỳ Nara thì Hishio (?), được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật. Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển. Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?


Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo, mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori. Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

Không có nhận xét nào