Đặc sản mì Ramen truyền thống tại Tokyo – món mì vua của xứ sở hoa anh đào
Mì Ramen truyền thống là món mì vua của tất cả phiên bản biến thể của mì Ramen tại nhiều khu vực khác nhau trên đất nước Nhật bản. Du khách dễ dàng tìm thấy món mì này ở bất kì đâu, tại mỗi vùng miền tùy khẩu vị người bản địa mà thì hương vị và nguyên liệu sẽ có sự khác đi một chút. Bên cạnh đặc sản mì Tantamen thì thiên đường ẩm thực Tokyo còn mang đến cho du khách món mì nổi tiếng khác là ramen truyền thống, một món ngon mang đậm bản sắc văn hóa Nhật mà khách du lịch Nhật bản phải thử qua. Mì Ramen nổi tiếng ở nước dùng thơm ngon đậm đà, sợi mỳ mềm dai ăn kèm với những lát thịt nướng chín tới, trứng luộc thường cắt đôi, hành lá, dưa chua, bắp cải thái chỉ. Những nguyên liệu này kết hợp hòa quyện với nhau sẽ tạo ra một hương vị tuyệt vời của món mì nổi tiếng thế giới này.
Ramen chính là món mì quốc hồn, quốc túy – là món mì vua của các loại mì tại đất nước mặt trời mọc. Sợi mì Ramen được làm từ bột lúa mì, muối và nước tro tàu. Loại bột lúa mì để làm mì Ramen là loại bột mì cứng, nước trò tàu cũng là nguyên liệu không thể thiếu để cho ra sợi mì có độ dẻo dai, hương vị và màu vàng đặc trưng của sợi mì Ramen.
Nước súp của mì Ramen truyền thống là sự kết hợp và hòa quyện giữa nước dùng Dashi và gia vị Tare. Trong đó nước dùng Dashi là thành phần không thể thiếu và sẽ quyết định đến hương vị của món mì. Nguyên liệu dùng để nấu cho ra nước dùng Dashi rất đa dạng gồm : Xương bò, xương heo, xương gà, khô cá bào, tỏi bẹ, cá mòi, nấm shiitake, hải sản, hành tây…Điều quan trong là người nấu nước dùng Dashi phải biết cách lựa chọn nguyên liệu sao cho phù hợp với gia vị Tare ( là các loại gia vị khi cho vào nước dùng Dashi sẽ tạo nên hương vị đặc biệt cho nước dùng ).
Để có một bát mì Ramen ngoan tuyệt hảo và giúp tăng thêm hương vị món ăn thì không thể thiếu rau tươi, thịt heo chashu, măng khô, trứng luộc đề ăn kèm.
+ Rau tươi : cần nhất là hành lá, một số khác là tỏi băm, giá đổ, bắp cải…
+ Thịt chashu : là dạng thịt rim với nước tương và rượu ngọt chẳng hạn thịt heo. Một số nơi khác thì dùng thịt heo ba rọi hay sườn heo là Okinawa, hoặc dùng thịt gà, thịt bò để chế biến Chashu.
+ Măng khô : được lên men nên có vị ngọt thanh nhẹ.
+ Trứng luộc : Trứng luộc lòng đào được sử dụng phổ biến nhất, được tẩm ướp với nước tương khoảng vài giờ.
Những món Mì Ramen nổi tiếng nhất tại các thành phố của Nhật bản
Tokyo Ramen
Hiroshima Ramen
Kitakata Ramen
Hakata Ramen
Sapporo Ramen
Toyama Ramen
Okinawa Ramen
Cách chế biến Món mì Ramen truyền thống phong cách thuần túy và hương vị Nhật bản
** Nguyên liệu
+ Trứng : 4 quả
+ Mì ramen sấy khô: 300g
+ Măng tươi : 200g thái lát sẵn
+ Hạt Ngô tươi: 200g
+ Rau chân vịt tươi: 80g
+ Nước dùng luộc thịt: 8 ly
+ Hạt dashi: 1 muỗng cafe
+ Nước tương đậu nành: 1 muỗng canh
+ Miso tươi: 4 muỗng canh
+ Giá đậu tươi: 100g
+ Củ hành lá thái nhỏ: 1 củ
+ Ớt: 4 muỗng canh
** Chế biến
+ Cho trứng vào nồi luộc, sau khi trứng chín, để trong nồi khoảng 10 phút. Dùng muôi rãnh vớt trứng ra và ngâm vào nước lạnh, bóc và cắt đôi quả trứng.
+ Để nguyên nồi nước sôi vừa luộc trứng, thêm mì ramen vào và nấu theo hướng dẫn trên gói mì khoảng 3 phút. Vớt mì ra và dùng nước lạnh rửa lại.
+ Nguyên liệu miso của Nhật
- Chia mì, trứng, măng, bắp và rau bina vào 4 bát lớn cho đều.
+ Nước dùng dashi của Nhật
- Trong một nồi lớn, thêm dashi và nước tương vào. Cho nồi lên bếp và đun sôi, sau đó tắt bếp và khuấy đều trong miso. Có thể thêm 1-2 muỗng canh miso nếu bạn muốn. Múc canh ra bát, cho giá đỗ tươi lên từng bát, cho thêm hành lá và cho tương ớt lên trên sẽ ngon hơn.
Hãy cùng điểm qua cách chế biến mì Ramen thứ hai nhé!
** Nguyên liệu:
- Mì Ramen: 150 gr
- Xương ống heo và xương gà: 1 kg
- Rau bó xôi: 300 gr
- Boa-rô
- Măng Nhật Bản: 100 gr
- Thịt ba rọi: 300 gr
- Trứng gà: 3 quả
- Mè trắng: 50 gr
- Lá rong biển: 50 gr
- Nước dashi (được nấu từ sò điệp, nấm đông cô, rong biển)
** Chế biến
- Xương heo và xương gà rửa sạch, hầm trong khoảng 10 tiếng đồng hồ. Sau đó lược lấy nước. Đun sôi nước dashi khoảng 1 giờ, cũng lược bỏ xác lấy nước. Hòa hai hỗn hợp nước này lại với nhau cùng với nước sốt shoyu thành một loại nước súp tonkotsu.
- Thịt ba rọi rửa sạch, giữ nguyên chiều dài, cuộn lại, hầm trong khoảng 1 - 2 giờ. Khi thịt chín cắt khoanh.
- Trứng gà luộc hồng đào, bóc vỏ, ngâm trong nước súp tonkotsu khoảng nửa tiếng cho thấm. Sau đó, bổ đôi quả trứng.
- Đun nước sôi, cho mì vào luộc khoảng một phút rưỡi. Cải bó xôi, boa- rô rửa sạch, cắt khúc, trụng sơ qua nước sôi. Rong biển cắt thành từng miếng hình chữ nhật vừa ăn.
- Múc nước súp tonkotsu ra tô, cho mì Ramen vào. Bày thịt, trứng, cải bó xôi và boa-rô lên bề mặt. Cắm rong biển bên cạnh tô. Dùng nóng.
Còn nhiều cách chế biến Mì Ramen với các nguyên vật liệu khác nhau nữa. Bạn hãy thử chế biến cho gia đình thưởng thức xem sao nhé. Tuy nhiên, nếu bạn yêu mến món mìn này và muốn thưởng thức được hương vị mì Ramen chính gốc Nhật bản thì hãy lên kế hoạch cho mọt chuyến du lịch xứ hoa anh đào, đến với thủ đô Tokyo xinh đẹp, bạn sẽ có cơ hội được tận hưởng hương vị bất diệt của món Mì vua này.
Tại Tokyo, du khách sẽ dễ dàng tìm được món ăn này ở bất kỳ nhà hàng, quán ăn, xe mỳ di động trên mọi đường phố. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là ăn tại nhà hàng Fu-unji khu Shibuya, Theo kinh nghiệm du lịch nhật bản và kinh nghiệm ăn uống của nhiều du khách nhận xét thì nhà hàng này là nơi chế biến món mì Ramen có hương vị tuyệt đỉnh ngon nhất.
>> Click xem thêm :
+ Lẩu Sumo Chankonabe – đặc sản Tokyo – Kiệt tác của các võ sĩ
+ Đặc sản Lẩu Shabu Shabu – tinh hoa của Ẩm thực Tokyo Nhật Bản
+ Đặc sản Lẩu Shabu Shabu – tinh hoa của Ẩm thực Tokyo Nhật Bản
tournhatban2017
Post a Comment